Góc tư vấn: Trẻ không được tiêm chủng đầy đủ sẽ có nguy cơ gì?

20/12/22
Tác giả: admin
22 lượt xem

Tiêm phòng vaccine chính là biện pháp tốt nhất giúp bảo vệ cơ thể bé và giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vậy nếu như trẻ không được tiêm chủng đầy đủ sẽ mắc phải những nguy cơ gì? Hãy cùng lắng nghe những lời khuyên từ bác sĩ. 

1. NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN KHI TRẺ KHÔNG ĐƯỢC TIÊM CHỦNG ĐẦY ĐỦ 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi có sức đề kháng còn rất yếu, nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm và biến chứng nặng cao, nhất là các trẻ có sức khỏe yếu do bệnh lý, biếng ăn hoặc suy dinh dưỡng. Trong khi đó, môi trường xung quanh với dịch bệnh đang ngày càng phức tạp với nhiều biến chứng virus, vi khuẩn mới đe dọa đến sức khỏe của trẻ.

Việc trẻ không tiêm vắc-xin sẽ không thể có miễn dịch để chống lại tác tác nhân gây bệnh. Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng cao hơn. dẫn đến nhiều hậu quả xấu như mắc các bệnh nguy hiểm do không có miễn dịch, bị tàn phế và thậm chí là tử vong. Những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởibạch hầuho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, đậu mùa,… đều rất nguy hiểm và đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ em trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn còn chủ quan và chưa ý thức được rằng trẻ không tiêm vaccine sẽ rất nguy hiểm. Điển hình như trẻ không được tiêm vaccine phòng sởi thì sẽ dễ mắc các bệnh kèm theo khác như viêm đường hô hấp, viêm giác mạc, viêm tai, viêm màng não,… Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 9 tháng tuổi và khiến trẻ suy giảm hệ miễn dịch.

Vậy nên, ba mẹ nên có ý thức từ sớm việc tiêm phòng đầy đủ vaccine cho trẻ ngay từ khi còn bé. Trẻ được tiêm phòng tốt sẽ giúp cơ thể sản sinh kháng thể, bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh nguy hiểm.

2. LỊCH TIÊM CHỦNG CỦA BÉ NHƯ THẾ NÀO? 

Lịch tiêm chủng được WHO đưa ra dựa trên nhiều nghiên cứu khảo sát độ tuổi tiêm phòng thích hợp nhất để đảm bảo: đạt được phản ứng miễn dịch tối ưu, lâu dài, ít gây biến chứng và nguy cơ tử vong thấp nhất. Ba mẹ nên đưa bé đi tiêm trong khoảng thời gian theo lịch khuyến cáo.

2.1. Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh được khuyến cáo tiêm các vaccine sau:

  • Vaccine BCG phòng bệnh lao.

  • Vaccine Engerix B/ Euvax B phòng viêm gan B.

2.2. Tiêm phòng cho trẻ 2 tháng tuổi

Trẻ 2 tháng tuổi nên tiêm những mũi vaccine sau:

  • Vaccine kết hợp 6 trong 1 phòng ngừa bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B, bệnh do Hib mũi thứ nhất.

  • Vaccine phòng Rotavirus gây tiêu chảy cấp, có thể tiêm vaccine Rotarix của Bỉ, Rotateq của Mỹ hoặc Rotavin-M1 của Việt Nam.

  • Vaccine phòng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu

2.4. Tiêm phòng cho trẻ 4 tháng tuổi

  • Vaccine 6 trong 1 mũi thứ 3.

  • Vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn mũi thứ 2.

2.5. Tiêm phòng cho trẻ 6 tháng tuổi

  • Vaccine Vaxigrip Tetra phòng bệnh cúm, tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng.

  • Vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn mũi thứ 3.

  • Vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu mũi 1.

2.6. Tiêm phòng cho trẻ 9 tháng tuổi

  • Vaccine Varilrix phòng bệnh thủy đậu.

  • Vaccine sởi đơn MVVac phòng bệnh sởi.

  • Vaccine Imojev phòng bệnh viêm não Nhật Bản.

  • Vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu mũi 2.

2.7. Tiêm phòng cho trẻ 1 tuổi

  • Vaccine phòng bệnh thủy đậu nếu chưa tiêm.

  • Vaccine 3 trong 1 phòng bệnh quai bị, sởi và Rubella.

  • Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản, tiêm hai mũi cách nhau từ 1 – 2 tuần.

  • Vaccine phòng bệnh do phế cầu khuẩn.

  • Vaccine phòng bệnh viêm gan A.

2.8. Tiêm phòng cho trẻ 15 – 24 tháng tuổi

  • Vaccine 6 trong 1 tiêm mũi thứ 4.

  • Vaccine Avaxim phòng bệnh viêm gan A mũi nhắc lại.

  • Vaccine phòng bệnh cúm mũi thứ 3.

2.9. Tiêm phòng cho trẻ 24 tháng tuổi

  • Vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu mũi nhắc lại.
  • Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản B mũi 3.
  • Vaccine phòng bệnh thương hàn, vaccine tả.

2.3. Tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi

  • Vaccine phòng Rotavirus gây tiêu chảy cấp mũi 2.

  • Vaccine 6 trong 1 mũi thứ 2.

2.10. Tiêm phòng cho trẻ trên 3 tuổi

  • Vaccine 3 trong 1, vaccine phòng bệnh cúm mũi nhắc lại.

  • Vaccine viêm màng não Nhật Bản B mũi nhắc lại.

  • Vaccine phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu mũi nhắc lại.

  • Vaccine phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt mũi nhắc lại.

3. NHỮNG LƯU Ý KHI ĐƯA TRẺ ĐI TIÊM CHỦNG 

Trước khi đưa trẻ đi tiêm chủng cần:

– Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ nhằm hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
– Trao đổi rõ với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ: tiền sử mắc bệnh, suy dinh dưỡng (nếu có) để xem xét và quyết định có nên tiêm chủng cho trẻ hay không.
– Mang theo sổ hoặc phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn và đảm bảo thực hiện đúng lịch tiêm vaccine cho trẻ.
– Ghi chú về các loại thuốc trẻ đang sử dụng, các loại vaccine hoặc thức ăn mà trẻ đã từng bị dị ứng trước đó.

Một số trường hợp chống chỉ định tiêm phòng cho trẻ:

– Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan…
– Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng.
– Trẻ suy giảm miễn dịch chống chỉ định tiêm chủng các loại vaccine sống.
– Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vaccine

Đưa trẻ đi tiêm vaccine đầy đủ là việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh nào cũng cảm thấy ám ảnh trước cảnh chen nhau, chờ đợi quá lâu. Tình trạng này sẽ được giải quyết khi ba mẹ đặt lịch tiêm chủng cho bé tại Phòng Khám Đa Khoa Đình Cự.

Phòng Tiêm chủng của Phòng Khám Đa Khoa Đình Cự luôn là địa chỉ tin cậy, đã được nhiều gia đình trong khu vực tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận lựa chọn để tiêm phòng cho con. Dịch vụ tiêm ngừa của Đình Cự có nhiều ưu điểm nổi bật:

  •  Phòng tiêm chủng có đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp, thân thiện và tận tâm
  • Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các loại vaccine cơ bản cho mọi lứa tuổi. Nguồn vaccine chất lượng cao, thuốc tiêm ngừa được bảo quản nghiêm ngặt.

Để đặt lịch cho bé thăm khám, quý khách vui lòng liên hệ số Hotline của Phòng Khám Đa Khoa Đình Cự ngay hôm nay nhé!