Khi nào cần khám chuyên khoa Nội thần kinh?

19/12/22
Tác giả: admin
17 lượt xem

Khám thần kinh là biện pháp giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời những căn bệnh về thần kinh như: đau dây thần kinh liên sườn, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiền đình…Vậy, khi nào cần đi khám và khám thần kinh ở đâu tốt?

1. KHOA NỘI THẦN KINH LÀ GÌ? 

Nội thần kinh là một chuyên khoa thuộc khoa thần kinh, chuyên khoa còn lại của khoa này là khoa Ngoại thần kinh. Nội thần kinh là chuyên khoa chuyên chẩn đoán, theo dõi, tư vấn và điều trị các bệnh lý thần kinh có thể dùng thuốc để điều trị. Nó khác hoàn toàn với chuyên khoa Ngoại thần kinh – dành để điều trị các bệnh lý thần kinh bằng can thiệp ngoại khoa.

2. KHÁM NỘI THẦN KINH GỒM NHỮNG GÌ? 

Khám nội thần kinh nhằm giúp chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến chuyên khoa sâu thần kinh bao gồm:

  • Các bệnh đau đầu: chứng đau nửa đầu, đau đầu căn nguyên mạch máu, đau đầu mạn tính hàng ngày,…
  • Điều trị bệnh đau vai gáy do thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ,…
  • Đau thắt lưng hông do thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau do viêm khớp cùng chậu…
  • Rối loạn tiền đình;
  • Điều trị chóng mặt do thiếu máu não;
  • Tư vấn và điều trị các bệnh lý rối loạn về giấc ngủ: mất ngủ cấp tính hoặc mãn tính;
  • Khám thần kinh và điều trị liệt dây 7 ngoại vi: Viêm các dây thần kinh sọ não và các dây thần kinh ngoại vi khác như hội chứng ống cổ tay, đau vai khuỷu tay do chơi thể thao,…
  • Khám thần kinh và chẩn đoán liệt nửa người do đột quỵ não;
  • Các bệnh lý về sa sút trí tuệ: suy giảm nhận thức nhẹ, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ nguyên nhân mạch máu (sa sút trí tuệ sau đột quỵ), Alzheimer;
  • Bệnh rối loạn vận động như bệnh Parkinson;
  • Khám và theo dõi điều trị bệnh lý động kinh ở người lớn và trẻ em;
  • Viêm não tủy, viêm đa dây thần kinh, các bệnh gây thoái hoá hệ thần kinh, xơ cột bên teo cơ, nhược cơ, xơ não tuỷ rải rác;
  • Bệnh lý nhiễm trùng thần kinh: viêm não màng não, viêm tủy…
  • Bệnh lý Thần kinh ngoại biên: viêm đa dây thần kinh, viêm đa rễ dây thần kinh (Hội chứng Guillain-Barre), các bệnh rễ và đám rối dây thần kinh, thần kinh liên sườn, liệt các dây thần kinh sọ…
  • Bệnh lý thần kinh do rối loạn chuyển hóa;
  • Nhiễm độc: bệnh Wilson, nghiện rượu, thiếu B1, B12…

3. KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM NỘI THẦN KINH? 

Bạn có thể cần khám thần kinh nếu xuất có các triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí gây rối loạn. Tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

  • Đau đầu dữ dội, kéo dài
  • Đau nửa đầu
  • Mất thăng bằng, choáng váng, chóng mặt
  • Tê nửa mặt, tê bì tay chân
  • Nhìn mờ
  • Thay đổi về thính giác và khứu giác
  • Thay đổi về hành vi
  • Nói lắp
  • Lú lẫn, mất trí nhớ, hay quên
  • Co giật, động kinh
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Đột nhiên bất tỉnh
  • Căng thẳng mãn tính
  • Nôn ói không rõ nguyên nhân
  • Co rút tay chân.

4. NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC KHI ĐI KHÁM NỘI THẦN KINH 

  • Nên mang theo kết quả đã khám, các phim chụp trong vòng 6 tháng, thuốc hoặc đơn thuốc đang dùng (nếu có).
  • Nên nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước khi đến khám với bác sĩ vì có thể cần thực hiện xét – nghiệm máu trong quá trình thăm khám.
  • Trường hợp đang điều trị tăng huyết áp hoặc bệnh tim: tiếp tục điều trị theo đơn hàng ngày.
  • Không nên dùng các chất kích thích trước khi đi khám, như: nước chè, cà phê, thuốc lá, rượu bia,…

Những thông tin được chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc hình dung rõ khám Nội thần kinh là khám gì để quá trình thực hiện thủ tục này diễn ra suôn sẻ. Nếu còn vấn đề nào khác có liên quan cần được tư vấn, bạn đọc có thể gọi đến số Hotline để chia sẻ trực tiếp với chuyên viên của Phòng Khám Đa Khoa Đình Cự và nhận được những thông tin cần thiết về vấn đề mà bạn đang quan tâm.