Phòng ngừa và điều trị viêm phụ khoa

17/12/22
Tác giả: admin
1 lượt xem

Viêm phụ khoa là bệnh lý viêm nhiễm cơ quan sinh dục ở nữ giới. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sinh dục nữ, có thể làm suy giảm khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh hiếm muộn. Do đó, hiểu về viêm phụ khoa, đồng thời có phương pháp phòng ngừa và điều trị là điều quan trọng đối với các chị em phụ nữ nói chung.

1. VIÊM PHỤ KHOA LÀ GÌ? 

Viêm phụ khoa thực chất là tên gọi chung cho những tình trạng tổn thương, viêm nhiễm tại các cơ quan sinh sản – sinh dục nữ như: âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng, tử cung, hệ thống dây chằng.

Đây cũng là tình trạng bệnh lý gặp khá nhiều ở nữ giới không chỉ ở các chị em đã lập gia đinh hoặc đã có quan hệ tình dục mà ngay cả những chị em chưa lập gia đình cũng có khả năng bị mắc phải. Theo thống kê của Bộ Y Tế, tỷ lệ phụ nữ đang mắc phải các căn bệnh liên quan đến phụ khoa chiếm tới 90%, đây thực sự là một con số đáng báo động. Vì thế ngay từ bây giờ, chị em nên trang bị cho mình kiến thức chăm sóc sức khỏe của bản thân nhằm kịp thời phát hiện và điều trị viêm phụ khoa.

2. BỆNH VIÊM PHỤ KHOA THƯỜNG GẶP

  • Viêm âm hộ: Là tình trạng viêm nhiễm tại âm hộ (bộ phận bên ngoài cơ quan sinh dục nữ, thường được gọi là cửa mình), đây là bộ phận dễ bị viêm nhiễm do gần nơi nơi bài tiết nước tiểu và phân.

  • Viêm âm đạo: Là tình trạng niêm mạc âm đạo bị tổn thương khiến âm đạo sưng tấy, tăng tiết dịch, ngứa ngáy và kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu.

  • Viêm lộ tuyến cổ tử cung: Bệnh lý này thường xảy ra do tế bào lót trong ống cổ tử cung tràn ra bề mặt cổ tử cung và bị viêm nhiễm.

  • Viêm cổ tử cung: Là tình trạng các tế bào niêm mạc cổ tử cung bị kích thích, viêm nhiễm gây sưng nề, thậm chí mưng mủ tại cổ tử cung.

  • Viêm phần phụ: Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở nhiều bộ phận liên quan trực tiếp tới chức năng sinh sản gồm: vòi trứng, dây chằng quanh tử cung vòi trứng, buồng trứng.

  • Viêm vùng chậu (PID): Là tình trạng viêm nhiễm tại các bộ phận sinh dục phía trên như cổ tử cung, tử cung, vòi trứng và buồng trứng.

3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VIÊM PHỤ KHOA 

Dưới đây là một số biểu hiện mà chị em cần lưu ý để có phương pháp xử lý kịp thời, hạn chế nguy cơ bệnh phát triển nặng, dẫn đến biến chứng nguy hiểm:

  • Khí hư có biểu hiện bất thường, ra nhiều
  • Tại vùng kín ngứa rát
  • Bị đau bụng dữ dội khi hành kinh
  • Khí hư có mùi rất khó chịu
  • Đau mỗi lần đi tiểu tiện
  • Ra máu âm đạo
  • Đau khi quan hệ
  • Có nốt li ti ở vùng kín

4. PHÒNG NGỪA VIÊM PHỤ KHOA NHƯ NÀO? 

Vệ sinh vùng kín:

  • Sử dụng nước ấm để rửa vùng kín và lau bằng khăn mềm ít nhất 2-3 lần/ ngày, khăn mềm có thể làm giảm mồ hôi tích tụ và do đó loại bỏ mùi khó chịu.
  • Tránh sử dụng các dụng cụ thụt rửa, thuốc xịt âm đạo, nước hoa và xà phòng để vệ sinh bên trong âm đạo do chứa các hóa chất độc hại làm giảm nồng độ pH của âm đạo và gây khô rát

Vệ sinh vùng kín trong thời gian đặc biệt:

Trong chu kỳ kinh nguyệt, cần thay băng vệ sinh sau 3 – 4 giờ/lần, nếu để lâu hơn sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, làm vùng kín có mùi, nhiễm khuẩn. Khi thay băng vệ sinh, chị em cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lau khô, sau đó mới dùng băng mới.

Chú ý về quần lót:

  • Tránh mặc đồ lót được làm từ chất liệu như lụa, ren, da, polyester… trong một thời gian dài
  • Đảm bảo rằng bạn thay đổi quần lót hàng ngày hoặc thậm chí hai lần một ngày khi ra mồ hôi nhiều. Mồ hôi tích tụ trong quần lót có thể dẫn đến sự phát triển của nấm men trong âm đạo, gây ra mùi hôi.

Khám phụ khoa định kỳ theo chỉ định của Bác sĩ: 

  • Nếu vùng kín có mùi hôi đi kèm với các biểu hiện như ngứa rát, ra khí hư bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị hôi vùng kín.
  • Nên đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng để đảm bảo vùng kín luôn khỏe mạnh

5. ĐIỀU TRỊ VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA 

Sau khi thăm khám và điều trị tại các bệnh viện, phòng khám y tế chuyên khoa chất lượng sẽ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh để có cách chữa viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả.

Phương pháp điều trị có thể là:

  • Nếu bị viêm âm đạo cách chữa có thể là sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc đặt nhằm tiêu diệt nấm ngứa, vi khuẩn.
  • Nếu bị viêm tắc vòi trứng người bệnh cũng có thể được điều trị bằng kháng sinh chuyên khoa, kháng sinh phối hợp thuốc tùy vào nguyên nhân.
  • Nếu nguyên nhân do nấm, nhiễm khuẩn gây viêm cổ tử cung bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh chuyên dụng chống nấm, kết hợp thuốc uống tùy vào tình trạng bệnh của từng người.
  • Trường hợp xét nghiệm thấy tế bào loạn sản cần phải điều trị triệt để bằng đốt điện…
  • Với những chị em đang mang thai mà gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa bác sĩ sẽ căn cứ vào từng mức độ bệnh mà có phác đồ điều trị sao cho hiệu quả và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi nhất có thể.

Lưu ý: Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, phương pháp điều trị phù hợp nhất phải được xây dựng dựa trên tình trạng thực tế của bệnh nhân cũng như tuân theo chỉ định của bác sĩ. 

Có thể thấy, viêm phụ khoa có thể đến với bất cứ ai, vì thế mỗi người phụ nữ nên tự bảo vệ mình trước những căn bệnh phụ khoa để phòng ngừa những hiểm họa khôn lường từ các căn bệnh này. Nếu như thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường, để đảm bảo, bạn hãy liên hệ với số Hotline 0815.999.618 để nhận tư vấn trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa nhé!