Tất cả những điều cần biết về chụp X- quang

17/12/22
Tác giả: admin
0 lượt xem

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho kết quả nhanh chóng và chính xác trong một khoảng thời gian ngắn, từ đó giúp bác sĩ kịp thời xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về kỹ thuật chụp X-Quang nhằm giúp bạn tham khảo thêm.

1. CHỤP X-QUANG LÀ GÌ? 

Chụp X quang là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoạt động bằng cách sử dụng tia bức xạ X. Những tính chất của tia X bao gồm: tính truyền thẳng và đâm xuyên, tính bị hấp thụ, tính hóa học, tính quang học,…. Nhờ những tính chất này, người ta chiếu tia X đi xuyên qua cơ thể người bệnh. Từ đó, có được những hình ảnh cần thiết, mang lại giá trị to lớn trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng rất phổ biến.

2. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP CHỤP X-QUANG 

ƯU ĐIỂM 

  • Không xâm lấn, không đau.
  • Kỹ thuật đơn giản, dễ sử dụng.
  • Sử dụng liều bức xạ thấp hơn chụp cắt lớp vi tính (CT Scan).
  • Quá trình chụp nhanh chóng. Các kỹ thuật X-quang vi tính hóa đã giúp xử lý và cho ra kết quả nhanh chóng, lưu trữ dễ dàng.
  • Chi phí thấp hơn so với các phương pháp khác như CT hay MRI.

 

NHƯỢC ĐIỂM 

  • Không thấy rõ được đặc tính, bản chất bên trong của tổn thương
  • Một số tổn thương có thể bị che lấp hoặc khó phát hiện ra do ở vị trí khó.
  • Khó có thể quan sát được một số tổn thương nhỏ ở phổi.
  • Hạn chế đối với phụ nữ có thai và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
  • Hạn chế quan sát được tổn thương ở trong ổ bụng ngoại trừ tắc ruột, thủng tạng rỗng.

3. CHỤP X-QUANG ÁP DỤNG CHO NHỮNG BỘ PHẬN CƠ THỂ NÀO? 

Xương và răng 

  • Gãy xương và nhiễm trùng: Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng gãy xương và nhiễm trùng ở xương/răng sẽ hiển thị rõ ràng trên phim chụp X-quang.
  • Viêm khớp: Chụp X-quang là phương pháp dễ dàng nhất giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp, cũng như xác định mức độ khớp bị thương tổn.
  • Sâu răng: Nha sĩ sử dụng máy X-quang để kiểm tra lỗ sâu trên răng hoặc các vấn đề về răng khác.
  • Loãng xương: Các phương pháp chụp X-quang đặc biệt có thể đo mật độ xương.
  • Ung thư xương: Chụp X-quang sẽ cho ra hình ảnh khối u xương.

Ngực 

  • Viêm phổi và các bệnh lý đường hô hấp khác: Các dấu hiệu của bệnh viêm phổi, lao hoặc ung thư phổi có thể hiển thị trên X-quang ngực.
  • Ung thư vú: Chụp X-quang được áp dụng để kiểm tra mô vú, từ đó phát hiện các biểu hiện của ung thư vú.
  • Suy tim sung huyết: Triệu chứng suy tim sung huyết hiển thị rõ ràng trên phim chụp X-quang.
  • Mạch máu bị tắc nghẽn: Tiêm chất cản quang chứa i-ốt sẽ giúp làm nổi bật các phần của hệ thống tuần hoàn, nhờ đó phát hiện sớm những đoạn mạch máu bị tắc nghẽn.

Bụng 

  • Các vấn đề về đường tiêu hóa: Bari, một chất cản quang, có tác dụng làm rõ nét hình ảnh X-quang, giúp phát hiện sớm các vấn đề trong hệ tiêu hóa.
  • Dị vật bị nuốt: Nếu trẻ nhỏ không may nuốt phải vật gì đó, phim chụp X-quang sẽ cho biết vị trí của vật đó.

4. NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CHỤP X-QUANG 

Phụ nữ mang thai có thể chụp X-Quang không?

Phương pháp chẩn đoán này thường không được chỉ định chụp ở phụ nữ đang có thai hoặc đang cho con bú. Vì khi tiếp xúc với tia X quá nhiều có thể gây nên các dị tật, nguy hiểm ở thai nhi cũng như gây tác động xấu sức khỏe thai phụ. Tuy nhiên nếu thật sự cần thiết để chẩn đoán các vấn đề về sức khỏe của mẹ và bé, sản phụ vẫn sẽ được chụp để chẩn đoán theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ em có thể chụp X-Quang không? 

Việc chụp X quang nếu được thực hiện đúng cách và đúng quy trình sẽ không gây hại đến sức khỏe của trẻ. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều máy chụp hiện đại. Hơn nữa, trong quá trình chụp, trẻ sẽ được che chắn các bộ phận nhạy cảm với tia xạ (như tuyến giáp, bộ phận sinh dục,…). Những điều này sẽ giúp giảm thiểu được liều tia bức xạ tác động lên trẻ.

Cần chuẩn bị gì trước khi chụp X-Quang? 

Để quá trình chụp X-Quang diễn ra thuận lợi nhất, người bệnh sẽ cần lưu ý những điều sau:

  • Cởi quần áo ở vị trí cần chụp .
  • Bỏ đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại có thể ngăn cản tia X xuyên qua cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kỹ thuật.
  • Trường hợp cần phải sử dụng thuốc cản quan, người bệnh cần tiêm hoặc uống thuốc cản quan trước khi chụp.
  • Nếu chụp X-Quang cho vùng ruột, bạn cần phải thụt tháo và làm sạch ruột.
  • Một số kỹ thuật chụp đặc biệt người bệnh cần có sự chuẩn bị theo yêu cầu của bác sĩ.

Phòng Khám Đa Khoa Đình Cự đã sớm nhận ra được tầm quan trọng của việc ứng dụng kỹ thuật cao vào việc khám chữa bệnh nên đã lắp đặt hệ thống chụp X- Quang kỹ thuật số hiện đại từ rất sóm, cùng với đội ngũ y bác sĩ được đào tạo bài bản và trình độ kỹ thuật tốt, giúp đảm bảo chất lượng hình ảnh và chuyên môn tốt nhất đến với từng khách hàng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến phương pháp chụp X-Quang trong chẩn đoán, khám và chữa bệnh hi vọng đã giúp ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn băn khoăn, có những câu hỏi, suy nghĩ chưa có lời giải đáp và cần đến sự hỗ trợ tư vấn hãy gọi ngay tới số Hotline của Phòng Khám Đa Khoa Đình Cự: 0815.999.618 nhé!